Đôi lúc, thật khó để đưa ra một quyết định thật chính xác. 10 bước sau có thể sẽ hữu ích trong việc giúp bạn đưa ra một quyết định, kể cả trong công việc và trong cuộc sống riêng tư.
1. Hãy xác định xem quyết định nào cần được đưa ra. Đó thực sự là quyết định của chính bạn hay của người khác? Bạn có thực sự cần đưa ra quyết định hay không? Khi nào thì cần đưa ra quyết định đó? Tại sao nó lại quan trọng với bạn? Những ai sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định mà bạn sắp đưa ra? Và nó sẽ mang lại cho bạn điều gì một khi được thực hiện?
2. Viết ra tất cả những khả năng mà bạn có thể nghĩ tới. Những ý tưởng bất chợt thường mang lại cho bạn nhiều điều rất thú vị và dĩ nhiên là nhiều khả năng, nhiều sự lựa chọn cho một quyết định đúng đắn. Hãy để trí tưởng của bạn được bay bổng. Và hãy chắc rằng bạn đã viết ra hết mọi điều mà bạn vừa nghĩ ra.
3. Nghĩ đến những nơi sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin cho bạn. Những nơi đó có thể là bạn bè, người thân, đồng nghiệp, sách báo, tạp chí, Internet,… Những thông tin mà bạn tìm thêm được sẽ cho bạn thêm nhiều khả năng chọn lựa.
4. Kiểm tra lại những điều bạn đã viết ra. Hãy chắc chắn là bạn đã viết ra hết những khả năng mà bạn cho rằng có thể giúp bạn đưa ra quyết định cuối cùng và kiểm tra cẩn thận chúng lần nữa.
5. Sắp xếp và phân loại tất cả những khả năng kể trên. Trước hết, hãy xem mỗi khả năng ấy đóng vai trò như thế nào với quyết định của bạn. Tiếp theo, tìm những khả năng mà sẽ mang lại cho bạn nhiều giá trị nhất. Và cuối cùng, loại bỏ những khả năng không đáp ứng được yêu cầu của bạn.
6. Thực tế hóa kết quả có thể có của mỗi khả năng còn lại. Một lần nữa, loại bỏ những khả năng mà trên thực tế, dường như sẽ chẳng mang đến cho bạn điều gì!
7. Khả năng là phù hợp với những tiêu chí mà bạn đặt ra nhất? Chỉ khả năng nào khiến bạn vừa cảm thấy hài lòng, lại vừa có kết quả khả thi nhất – phù hợp với những yêu cầu của bạn mới có thể giúp bạn đưa ra quyết định cuối cùng sáng suốt nhất.
8. Hãy bắt đầu thực hiện! Một khi đã có thể đưa ra quyết định cuối cùng của mình, hãy thực hiện nó! Chần chừ hay lo lắng sẽ chỉ khiến bạn thêm khổ sở. Ngay bây giờ, bạn hãy làm hết khả năng của mình!
9. Quyết định mà bạn đưa ra được thực hiện thế nào? Bạn có cảm thấy hài lòng với những kết quả đạt được? Nếu quyết định mà bạn đưa ra không mang lại kết quả như mong đợi, hãy thử thực hiện quá trình này lần nữa và trả lời những câu hỏi sau: Tôi đã có đủ những thông tin cần thiết hay chưa? Vai trò thực sự của chúng là gì? Đó là những điều cần thiết cho tôi hay cho người khác?
10. Điều cuối cùng bạn cần nhớ là: Tất cả mọi quyết định đều phụ thuộc vào bạn và bạn luôn luôn có thể thay đổi suy nghĩ của mình bất cứ lúc nào để có thể có một quyết định thật hoàn hảo, chính xác.
0 comments:
Post a Comment