Theo Tiến sĩ Judith Sherven, kỹ năng tốt và chuyên môn giỏi vẫn chưa đủ, lãnh đạo còn cần một số chiến lược tâm lý mới có thể điều hành hiệu quả.
Bà Sherven lý giải trong một bài đăng trên trang LinkedIn cá nhân, "Đã có rất nhiều cuốn sách, khóa giảng dạy và đào tạo trực tuyến được mở ra nhằm mục tiêu nâng cao kỹ năng quản lý cho lãnh đạo. Tuy nhiên hiếm khi người ta nhắc những chiến thuật tâm lý sâu sắc của các nhà quản lý khôn khéo và tài tình. Thật dễ hiểu, vì các tài liệu đó không được viết nên bởi những người có kiến thức nền tảng về tâm lý học".
Bà Judith Sherven cho rằng sự hiểu biết kết hợp với những "đòn tâm lý" dưới đây có thể thúc đẩy các nhà quản lý TÔT trở nên VĨ ĐẠI:
1. Mọi người đều biết tuân theo mệnh lệnh
Tất cả mọi người đều từng là một đứa trẻ, sống phụ thuộc vào cha mẹ hay người chăm sóc họ. Bởi vậy, hành vi làm theo vốn đã được hình thành trong cá nhân mỗi người ngay từ nhỏ.
Mặc dù vẫn có một số cá nhân (thừa hưởng tính cách "nổi loạn" từ thời "trẻ trâu") sẽ tìm cách chống lại người quản lý họ, nhưng đại đa số mọi người đều hoan nghênh và sẵn sàng nghe theo mệnh lệnh từ lãnh đạo của mình.
2. Cấp dưới muốn bạn thể hiện mình là vị lãnh đạo mạnh mẽ
Khi nhà quản lý có thể hoạch định một cách rõ ràng những đường lối và kỳ vọng, cũng như đưa ra chế độ thưởng phạt phân minh, nhằm đạt được kết quả cuối cùng, anh/cô ấy sẽ xây nên một nền tảng tin tưởng vững chắc cho tất cả mọi người trong nhóm.
Còn nếu chính kiến của nhà quản lý lập lờ và thiếu kiên định, tương lai của nhóm sẽ bị đặt dấu hỏi, và tiếng nói của lãnh đạo trong các quyết định hiện tại cũng mất dần trọng lượng.
3. Cả nhóm muốn bạn chỉ đạo chứ không phải là bỏ mặc họ tự quyết
Việc tập trung và phối hợp các nguồn lực trong một tập thể luôn là những vấn đề vô cùng quan trọng. Nhưng các nhà quản lý lại rất hay tránh né vai trò đầu tàu khi phải "tư vấn" và hỗ trợ các thành viên xử lý các rắc rối về tuyển dụng, tái cơ cấu nhóm hay những rủi ro khác. Đó không phải là việc riêng của các nhân viên dưới quyền bạn.
4. Hãy quên chuyện bắt thân với ai đó đi
Một số nhà quản lý, không mấy thoải mái với chiếc ghế lãnh đạo cao chót vót và đơn độc của mình, đã tin rằng việc trở thành bằng hữu hay thân thiết với nhân viên thì sẽ trao quyền để họ báo cáo mọi chuyện đến mình.
Thực tế là, chẳng có gì đi xa hơn được sự thật. Chính sự nhầm lẫn về vai trò của các thành viên sẽ gây ra những nhầm lẫn trong công việc, dẫn đến sai lầm của cả tổ chức.
5. Cố vớt vát một nhân viên yếu sẽ gây tổn hại cho cả nhóm
Các nhà quản lý thường cố gắng "đỡ đạn" cho một thành viên trong nhóm, khi hành vi và hiệu suất của nhân viên đó yếu kém, thiếu chuẩn xác hoặc gây tổn hại đến hiệu quả của toàn nhóm.
Họ có thể là người đã tuyển cá nhân đó và kỳ vọng quá nhiều vào sự nghiệp của người này. Để rồi sau đó phải chấp nhận kết cục đáng buồn là để nhân viên đó rời đi.
Tuy nhiên, quyết định sa thải phải trở thành một việc-làm-bắt-buộc để bảo vệ quyền lợi các thành viên khác trong nhóm, cũng như kết quả làm việc của cả nhóm.
6. Tầm nhìn quá lớn không tạo nên đường lối khôn ngoan
Nhóm của bạn luôn cần đường lối khôn ngoan và hoạch định chu đáo để thực hiện các dự án có tầm nhìn lớn. Nhưng nếu bạn chỉ biết quăng nguyên một kịch bản viển vông ra để mọi người đoán xem phải làm cái gì, cả đội sẽ nhanh chóng bị mất tinh thần và nản chí.
Nên nhớ, mọi người đều chỉ biết làm theo. Hãy đưa cho họ những hướng dẫn rõ ràng và phân công cụ thể, tất cả nhân viên sẽ lao hùng hục vào làm việc để tạo ra sản phẩm mà bạn muốn nhìn thấy.
Đương nhiên, những bậc lãnh đạo xuất sắc sẽ còn có những "đòn tâm lý" khác nữa. Nhưng 6 chiến thuật tâm lý trên đây sẽ giúp các nhà quản lý như bạn bắt đầu suy nghĩ về những gì mình mong đợi nhất từ các nhân viên của mình - những người luôn muốn làm hài lòng và gây ấn tượng với bạn.
0 comments:
Post a Comment