Hiện nay, ở nước ta trung bình cứ 3 người thì có 1 người gặp vấn đề về đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích. Nhưng tình trạng bệnh bị dai dẳng không được điều trị dứt điểm là do người bệnh thường mắc phải những sai lầm không đáng có.
Khi có các triệu chứng của viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích hầu hết mọi người đều mắc phải sai lầm:
1. Tự chẩn đoán bệnh, tự mua thuốc điều trị
Hầu hết những người gặp phải các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài, sống phân, táo bón,… thường không có thói quen đi khám để tìm nguyên nhân mà tự ý đi mua thuốc cầm đi ngoài hoặc thuốc kháng sinh để điều trị. Sau khi dùng thuốc có thể các triệu chứng đó sẽ giảm, nhưng nó sẽ lại tái phát khi ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
Đặc biệt là dùng thuốc kháng sinh, khi vào đường ruột sẽ tiêu diệt một lượng lớn lợi khuẩn, do đó làm cho đại tràng càng bị bào mòn lớp màng bảo vệ lợi khuẩn và dễ bị các tác nhân có hại tấn công làm cho bệnh ngày càng nặng và tái phát liên tục. Vì vậy, việc tự chẩn đoán không những không thể chữa trị dứt điểm mà còn khiến bệnh nặng hơn.
Ciệc chẩn đoán nội soi, xét nghiệm là rất cần thiết để biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh: là do nhiễm khuẩn gì, nhiễm lỵ, nhiễm độc do thức ăn ôi thiu,… từ đó có cách điều trị đúng hướng và đạt hiệu quả nhanh nhất.
2. Chưa biết nên ăn gì – kiêng gì?
Thực phẩm nên ăn: Các tác nhân gây bệnh sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột và rối loạn tiêu hóa, bài tiết nên người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý và phù hợp để chữa trị bệnh hiệu quả mà vẫn cung cấp đủ chất cho cơ thể.
Nên ăn các thực phẩm chứa nhiều đạm từ cá, đậu phụ, thịt nạc, sữa không đường, tách béo, tảo spirulina để bổ sung đạm dễ tiêu cần thiết cho cơ thể.
Người bệnh bị táo bón nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và các loại quả chín để bổ sung chất xơ giúp đào thải tốt hơn. Tuy nhiên cần nhai thật kỹ, khoảng 30 lần rồi hãy nuốt để tránh các chất xơ này cọ xát vào vết loét, gây tổn thương thêm.
Những người bị tiêu chảy nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất xơ cellulose như mì, khoai lang, đậu nành, đậu đen, rau muống, sầu riêng,…
Các món ăn cho người viêm đại tràng nên nấu kỹ và ưu tiên các món ít dầu mỡ như: luộc, hấp, kho hạn chế các món chiên rán.
Thực phẩm không nên ăn: Khi ăn phải món ăn nào có cảm giác khó chịu thì lần sau nên tránh. Không nên uống rượu, bia, trà, cà phê,…hoặc các nước uống chứa cafein như nước ngọt có ga, nước tăng lực, các thực phẩm lạnh, vì nó có thể khiến người bệnh khó kiểm soát được triệu chứng của bệnh.
Không hút thuốc lá, ăn các món ăn cay như có nhiều ớt, hạn chế các gia vị hoặc nước sốt có nhiều chất béo, tránh các thức ăn ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn, có hóa chất. Giảm tối đa thức ăn nhiều chất béo và thực phẩm nhiều lactose như sữa, trái cây ngọt, nhất là với những người bị táo bón vì hệ tiêu hóa hấp thu các chất này kém nên khi ăn vào dễ bị đầy hơi hoặc tiêu chảy.
3. Không điều trị dứt điểm
Người bệnh đại tràng và hội chứng ruột kích thích khi dùng thuốc thấy bệnh tình thuyên giảm thường nghĩ đã khỏi bệnh, tự ý dừng thuốc và không tiếp tục bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột ( bác sĩ thường kê dưới dạng men vi sinh). Vì vậy, bệnh sẽ tái phát nhanh chóng và không bao giờ khỏi hẳn. Những người viêm đại tràng, lớp niêm mạc rất dễ kích ứng và tái phát trở lại vì thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn. Đây chính là “mầm mống” của bệnh viêm đại tràng mạn tính.
http://www.baomoi.com/3-sai-lam-de-mac-phai-cua-nguoi-bi-viem-dai-trang/82/16415968.epi
0 comments:
Post a Comment