Chúng ta đều được dạy trong suốt cuộc đời rằng cạnh tranh sẽ dẫn đến thành công. Nhưng đó không phải là cách khởi nghiệp của các tỷ phú. Họ không cạnh tranh với bất kỳ ai. Họ cũng không theo đuổi thành công của người khác hay những gì hợp xu hướng. Cách làm của họ thực sự khác biệt.
Khi phát hành cổ phiếu ra công chúng vào năm 2013, Twitter được định giá 24 tỷ USD - cao gấp 12 lần so với New York Times.
Cả hai doanh nghiệp này đều cùng có hàng ngàn nhân sự và cùng cung cấp tin tức cho hàng triệu người trên thế giới. Thậm chí, tờ New York Times kiếm được 133 triệu đô la vào năm 2012, trong khi Twitter lại mất tiền.
Vậy tại sao Twitter lại được định giá cao hơn New York Times?
Câu trả lời là dòng tiền. Việc định giá được dựa trên tiềm năng thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai. Các nhà đầu tư hy vọng rằng Twitter sẽ đạt được được lợi nhuận trong thập kỷ tiếp theo, trong khi báo giấy đang ngày càng suy giảm.
Giá trị hiện tại của một doanh nghiệp chính là số tiền mà nó sẽ tạo ra trong tương lai.
Từ góc độ kinh tế, giá trị của mỗi người đối với doanh nghiệp cũng được tính toán dựa trên tiềm năng của người đó đối với việc giúp sức cho doanh nghiệp trong dài hạn.
Kế hoạch cuộc chơi của bạn càng dài hơi, bạn càng phải tạo ra nhiều giá trị lớn hơn.
Thật không may, hầu hết mọi người - khi lập kế hoạch kinh doanh hay bất cứ điều gì khác trong cuộc sống - hiếm khi xem xét giá trị của sự nỗ lực của họ trong khoảng 10-15 năm. Trong guồng quay chóng mặt của cuộc sống, việc lên kế hoạch cho 1 hoặc 2 năm sắp tới dường như là điều bất khả thi.
Và đây chính là tín điều mà các doanh nhân bậc thầy đang truyền dạy cho chúng ta. Phản ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường. Tập trung vào sự tăng trưởng nhanh chóng. Không có một kế hoạch nào hết.
Bàn về điều này, tỷ phú Peter Thiel đã viết trong cuốn sách của mình, Zero to One (Tạm dịch: Từ số 0 đến số 1):
"Các thuật ngữ thông dụng khi nhắc tới việc xây dựng một doanh nghiệp 'khởi nghiệp tinh gọn' là có thể 'thích nghi' và 'tiến hóa' trong một môi trường luôn thay đổi. Những doanh nhân tương lai thường được chỉ dạy rằng không gì có thể đoán trước: chúng ta cần phải lắng nghe xem khách hàng muốn gì và tạo ra một 'sản phẩm khả thi ở mức tối thiểu”, lặp đi lặp lại điều đó trên đường đến thành công. Nhưng sự tinh gọn là một phương pháp, không phải là một mục tiêu. Sự lặp lại mà không có một kế hoạch táo bạo sẽ không thể đưa bạn đi từ số không đến số một".
1. Hãy suy nghĩ cho bản thân
Theo Thiel, đổi mới không xảy ra bởi sự phản ứng đối với nền văn hóa, các trào lưu, hay sự kỳ vọng của xã hội đối với việc bạn nên hành động như thế nào. Thay vào đó, nó xảy ra khi con người thách thức những suy nghĩ về tình trạng hiện tại.
Như Mark Twain đã nói, "Bất cứ khi nào bạn thấy mình đứng về phía đám đông, đó là lúc cần dừng bước và ngẫm lại mình".
Thay vì theo đuổi những gì hợp xu hướng hoặc theo đuổi thành công của người khác, điều tốt nhất bạn có thể làm là suy nghĩ cho chính bản thân mình. Đó có thể là điều khó khăn nhất.
2. Tránh cạnh tranh
Để suy nghĩ cho chính bản thân, bạn cần phải để những ý tưởng cạnh tranh ở lại phía sau. Mặc dù chúng ta đều được dạy trong suốt cuộc đời rằng cạnh tranh sẽ dẫn đến thành công, nhưng trong thế giới thực điều đó thực sự bất lợi. Nó sẽ phá vỡ động lực nội tại và dẫn đến cách nhìn hạn hẹp.
Trong cuốn sách Tribal Leadership (Tạm dịch: Lãnh đạo bộ lạc), David Logan giải thích rằng hầu hết các tổ chức đều có một nền văn hóa cạnh tranh bên trong: bợ đỡ cấp trên và đâm sau lưng người khác để tiến lên phía trước. Mỗi người đều chỉ vì chính mình.
Rất ít công ty có một nền văn hóa hợp tác bên trong và cạnh tranh với bên ngoài. Đương nhiên, các công ty tập trung vào việc đè bẹp các đối thủ cạnh tranh sẽ làm tốt hơn so với những doanh nghiệp chỉ cạnh tranh trong nội bộ.
Tuy nhiên, theo Logan, có những trường hợp kỳ diệu, khi một tổ chức hoàn toàn không cạnh tranh với bất kỳ ai. Họ gia nhập vũ trụ của riêng họ với những khả năng vô hạn. Họ thiết lập các điều khoản của thị trường bởi vì không ai có thể làm được những gì họ làm. Khoảng cách giữa họ và những người khác cứ tiếp tục rộng mãi mà không có dấu hiệu thay đổi trong tương lai dài.
Kế hoạch của bạn sẽ tiến xa trong tương lai như thế nào?
Có phải bạn chỉ đơn thuần sao chép chiến lược của người khác?
Bạn có đang phản ứng nhanh nhất có thể với thị trường?
Bạn đo lường cuộc sống của bạn như thế nào?
Điều gì bạn thực sự muốn làm?
Trong cuộc sống và trong kinh doanh, giá trị của một người chính là giá trị của họ trong tương lai - trong dài hạn. Bất cứ ai cũng có thể trở nên tuyệt vời một ngày nào đó. Bạn sẽ ở đâu trong 10 năm nữa?
Liệu con đường bạn đang theo đuổi có phải là cách phản ứng với thị trường của ngày hôm qua? Nếu vậy, làm thế nào bạn biết được bạn sẽ ở đâu trong 10 năm nữa?
Hay con đường bạn đang theo đuổi là một phần của một kế hoạch lớn mà bạn đã nghĩ ra và cam kết? Giống như Seth Godin đã nói trong cuốn Tribes, "Bí mật của lãnh đạo hết sức đơn giản: Hãy làm những gì bạn tin tưởng. Vẽ nên một bức tranh về tương lai. Đi tới đó. Mọi người sẽ đi theo bạn".
Monday, April 4, 2016
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
Bước 1: Các thiết lập DNS của blogger Đăng nhập blog > Vào Cài đặt (Cơ bản) Tại phần "Địa chỉ blog" kích vào "+ Thiết lập ...
-
TIN BÃO KHẨN CẤP (Cơn bão số 9) Hồi 04 giờ ngày 29/09, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách...
-
Tập hợp mã nguồn Html/JavaScript cơ bản cho Blogger Cách tạo một blog chuyên nghiệp với Wordpress 2.7 (19/03) Làm quen với ...
-
Cao Bằng mười một chẳng sai Lạng Sơn phía Bắc mười hai cận kề Chín tám Hà Bắc mời về Quảng Ninh mười bốn bốn bề là Than Mười lăm mười sáu ...
-
Hình sưu tầm Sáng nay CN chở con đi học ,trời mưa lấm tấm , nhìn những chàng và nàng ...
0 comments:
Post a Comment