Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Monday, September 10, 2012

Heineken dự định thâu tóm Tiger Beer với gần 6 tỷ USD, DBS Group của Singapore muốn mua PT Bank Danamon (Indonesia) bằng 7,24 tỷ USD và Petronas mua hãng dầu mỏ Canada với 5,6 tỷ USD.


Nhờ tăng trưởng mạnh mẽ và báo cáo tài chính "đẹp", các doanh nghiệp Đông Nam Á đang tăng cường mua lại các công ty tài chính, năng lượng và bán lẻ trên khắp thế giới. Xu hướng này đã bắt đầu từ 5 năm trước, tuy nhiên, nó chỉ thực sự bùng nổ hai năm gần đây khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu làm giá trị các công ty rẻ hơn bao giờ hết. Việc này cũng khiến các doanh nghiệp thay đổi cách thức mở rộng kinh doanh, thay vì chỉ tập trung gia tăng thị phần trong nước như trước đây.

1. DBS Group Holdings mua PT Bank Danamon


Tháng 4/2012, DBS Group Holdings - Tập đoàn tài chính lớn nhất Đông Nam Á tại Singapore thông báo kế hoạch mua lại ngân hàng PT Bank Danamon (Indonesia) với giá 7,24 tỷ USD. Cụ thể, DBS sẽ trả 6,2 tỷ SGD (5 tỷ USD) cho 67,37% cổ phần PT Bank đang được nắm giữ bởi Fullerton Financial Holdings - chi nhánh của Công ty đầu tư Temasek Holdings (Singapore). Toàn bộ số vốn trên sẽ được thu qua phát hành cổ phiếu mới.
DBS cũng đề nghị mua số cổ phiếu còn lại của ngân hàng này với 2,9 tỷ SGD tiền mặt. Khoản này sẽ được rút từ tiền mặt nội bộ và nguồn thu từ phát hành nợ trong tương lai. Tuy nhiên, thương vụ này vẫn chưa được thông qua do chính phủ Indonesia còn cân nhắc về quy định sở hữu cổ phần trong ngân hàng.

2. Petroliam Nasional Bhd mua Progress Energy Resources


Cuối tháng 8, Công ty nhà nước Malaysia - Petroliam Nasional Bhd (Petronas) đã đạt thỏa thuận mua lại Progress Energy Resources (Canada) với giá 5,6 tỷ USD. Thương vụ này được tiến hành trên thỏa thuận trước đó của hai bên về phát triển dự án mỏ khí đá phiến Progress Energy, cũng như dự định xây nhà máy xuất khẩu khí gas hóa lỏng tại tây Canada. Việc mua bán này sẽ giúp Petronas có thêm mỏ khí gas chiến lược dài hạn tại một quốc gia có địa chính trị tương đối ổn định.

3. PTT Exploration & Production mua Cove Energy PLC

Cuối tháng 7, công ty Thái Lan PTT Exploration & Production (Thái Lan) thông báo chuẩn bị mua lại Cove Energy PLC (Anh) với giá 1,9 tỷ USD. Qua đó, họ giành quyền tiếp cận mỏ khí thiên nhiên dồi dào ngoài khơi bờ biển đông Phi. Để đạt được thỏa thuận này, PTT Exploration & Production đã phải cạnh tranh với đại gia dầu lửa Hà Lan - Shell trong suốt 5 tháng. Mỏ khí mới này sẽ đóng vai trò là nguồn cung dồi dào để hãng xuất khẩu về thị trường châu Á.

4. CIMB Group Holdings mua Ngân hàng Hoàng gia Scotland


Cuối tháng 6, Ngân hàng CIMB Group Holdings (Malaysia) đã hoàn tất thủ tục mua lại các chi nhánh hoạt động của Ngân hàng Hoàng gia Thụy Sỹ tại Trung Quốc và Hongkong với giá 142 triệu USD. Đồng thời, họ cũng bơm thêm 85,5 triệu bảng (136 triệu USD) để tăng cường hoạt động cho ngân hàng.
Việc này sẽ giúp CIMB vươn ra quốc tế sau khi đã trở thành nhà bảo lãnh phát hành hàng đầu Malaysia suốt 3 năm qua. Quan trọng hơn, thương vụ này sẽ giúp CIMB tăng quy mô để hợp tác với Goldman Sachs Group và JPMorgan Chase trong tương lai. Nhà băng này đang đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 31 tỷ USD năm 2015, đồng thời trở thành một trong ba ngân hàng hàng đầu Đông Nam Á tính theo tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

5. San Miguel đầu tư 500 triệu USD vào Philippine Airlines


Đầu tháng 4, San Miguel - một trong những tập đoàn lớn nhất Phillipines cho biết họ đã mua 49% cổ phần của hãng máy bay Philippine Airlines (PAL) với giá 500 triệu USD. Đây là một phần trong chiến lược rút khỏi ngành kinh doanh bia và thực phẩm của tập đoàn này.
San Miguel tuyên bố sẽ hiện đại hóa đội bay của hãng hàng không thương mại lâu đời nhất châu Á này. Những năm gần đây, PAL đang thua lỗ và dần đánh mất vị thế hãng máy bay hàng đầu Philippines. Khoản tiền 500 triệu USD đã bao gồm phân khúc giá rẻ Airphil Express của PAL.

6. Heineken dự kiến mua Tiger Beer


Cuối tháng 7, Heineken, hãng đồ uống lớn thứ ba thế giới vừa đề nghị mua toàn bộ số cổ phần còn lại của nhà sản xuất Tiger Beer, Công ty bia châu Á - Thái Bình Dương (APB), với giá gần 6 tỷ USD. Trong số này có 40% cổ phần nắm giữ bởi công ty Singapore Fraser and Neave (F&N). Heineken hiện sở hữu 42% cổ phần tại APB.
Hành động này diễn ra chỉ một ngày sau khi Thai Beverage của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi tỏ ý muốn mua 22% cổ phần tại F&N và công ty của con rể ông mua 8,4% cổ phần APB. Kirin Holdings (Nhật Bản) với 15% cổ phần F&N cũng khiến Heineken gặp rất nhiều khó khăn khi công bố dự định nhảy vào cuộc chiến tranh giành Tiger Beer.
Cuối cùng, sau khi chấp thuận khoản tiền Heineken đặt ra, ngày 6/9 vừa qua, F&N thông báo sẽ tổ chức đại hội cổ đông vào ngày 28 tới. Trong đó, họ sẽ bỏ phiếu thông qua việc bán 40% cổ phần trong APB cho Heineken với giá 4,5 tỷ USD.

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts